5 bài học cần nhớ trước khi khởi nghiệp với mô hình F&B

Hiện nay, mô hình F&B đang là “xu hướng” kinh doanh mới được giới chuyên gia kinh tế đánh giá là có hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận nhanh chóng cho các chủ đầu tư, chủ nhà hàng. Có rất nhiều thương hiệu lớn thành công với mô hình này như: Laika Cafe, King BBQ, … Tuy nhiên đây không đơn giản là một “hiện tượng” khởi nghiệp đơn giản. Xem ngay bài viết để biết 5 bài học cần nhớ trước khi khởi nghiệp với mô hình F&B nhé!

Mô hình F&B là gì?

F&B là cụm từ viết tắt của Food and Beverage, dịch nghĩa tiếng Việt là nhắc đến loại hình kinh doanh cung cấp các dịch vụ về ăn uống, ẩm thực nói chung.

Nhiều người hiểu lầm, mô hình F&B chỉ đơn giản là kinh doanh nhà hàng, nhưng trên thực tế, mô hình này rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, resort, … hãy bao gồm cả các quầy hàng lề đường, quán cafe, quầy bar, căng tin,….

F&B là loại hình kinh doanh các dịch vụ về ăn uống, ẩm thực

Các mô hình F&B phổ biến nhất tại nước ta

Một vài mô hình F&B được áp dụng nhiều, phổ biến nhất tại nước ta hiện nay như:

  • Kinh doanh khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, spa và ăn uống
  • Kinh doanh nhà hàng, chuỗi nhà hàng về café, nước uống, đồ nướng, đồ lẩu, đồ ăn dân tộc, đồ Thái, đồ Âu,…
  • Quán bar, quán bia rượu, …
  • Kinh doanh siêu thị thương mại, có kèm theo dịch vụ ăn uống tại chỗ
  • Quầy hàng, sạp bán nhỏ trên vỉa hè, lề đường.

5 bài học cần nhớ kỹ trước khi khởi nghiệp với mô hình F&B

Đặt ra mục tiêu cụ thể và kế hoạch rõ ràng

Kinh doanh với mô hình F&B là một dự định lớn và hành trình gian nan, với cả người từng trải, có nhiều kinh nghiệm đôi khi còn thấy khó khăn. Nên với người trẻ, mới khởi nghiệp, thì rõ ràng đây là lộ trình không hề dễ dàng.

Do đó, bạn cần xây dựng rõ kế hoạch, đặt ra mục tiêu kinh doanh, theo từng mốc thời gian cụ thể, phù hợp với điều kiện, giai đoạn nhất định, thì mới có động lực và “kịch bản” để gắn bó lâu dài.

Lên kế hoạch cụ thể trước khi bắt đầu với mô hình F&B

Chuẩn bị đủ vốn, kêu gọi đầu tư

Từ kế hoạch chi tiết đã vạch ra, bạn có thể hoạch định là mình cần bao nhiêu vốn để thực hiện kế hoạch đó, từ đó vay mượn, kêu gọi đầu tư.

Đừng quên, để mở nhà hàng, quán ăn, … theo mô hình F&B, thì bạn cần tính đến các chi phí cố định như: tiền mặt bằng, tiền bài trí quán, mua thiết bị, mua nguyên vật liệu, lương nhân viên… và nhiều khoản khác như: tiền dịch v, chi phí điện nước, tu sửa quán, …

Tìm hiểu thật nhiều về thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu

Hiện mô hình F&B là rất phổ biến, nên thị trường là vô cùng rộng lớn, tuy khách hàng nhiều nhưng cũng có vô số đối thủ cạnh tranh với bạn. Nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng về thị trường nơi bạn mở kinh doanh và nhóm khách hàng mục tiêu muốn hướng đến, có thị hiếu, sở thích ăn uống, nhu cầu, … như thế nào để có kế hoạch marketing tốt phù hợp nhất.

Có kế hoạch đầy đủ đối phó với các rủi ro

Kinh doanh nói chung và với mô hình F&B nói riêng thì có nhiều rủi ro. Bạn cần nhận định được sớm các rủi ro đó, có kế hoạch đối phó trước khi nó xảy ra, để giảm thiểu tối đa hậu quả, thất bại, mức ảnh hưởng.

Mô hình F&B có thành công hay không tùy thuộc sự thấu hiểu khách hàng

Quản lý xuất – nhập – doanh thu bài bản

Doanh thu, lợi nhuận không thể nhìn thấy rõ ràng, mà bạn cần biết cân đối thu – chi, quản lý xuất – nhập rõ ràng, mới nắm bắt được “thành quả”.

Lời kết

Mô hình F&B không phải là cách kinh doanh dễ dàng đạt được thành công, nhất là với người chưa có nhiều kinh nghiệm. Trên đây bài viết đã trình bày về 5 bài học cần nhớ trước khi khởi nghiệp với mô hình F&B, hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi thêm các bài viết khác của chuyên trang để thành công với ý tưởng kinh doanh của mình nhé!

 

Nguyễn Hồng Tuấn

Nguyễn Hồng Tuấn

Nếu như bạn muốn khởi nghiệp với các hình thức nhà hàng đồ nướng, đồ ăn nhanh F&B, thì tìm kiếm các khóa học, hay các trang mạng xã hội uy tín là nhanh và tiện lợi nhất. Bạn có thể tham khảo web habitbbq.com.vn của Tuấn Rico – một “bậc thầy” về truyền lửa, giảng dạy về ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quầy hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, thường được gọi là F&B tại Việt Nam.

Bài viết liên quan